Chuyển đổi số - Góp phần thúc đẩy cải cách hành chính trên địa bàn huyện

    Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số. Công cuộc chuyển đổi số, hiện đại hóa hành chính góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy công tác cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính địa phương; giảm thời gian và chi phí từ ngân sách; nâng cao chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

    Xác định chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân nhận thấy công nghệ là hữu ích, thiết thực, nên ngày 10/4/2025, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 62 về chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn huyện, kế hoạch đã đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cụ thể.
    Trong đó về mục tiêu chung là Xác định nhiệm vụ chuyển đổi số là trọng tâm, làm cơ sở đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, vận hành hệ thống quản lý nhà nước và xã hội, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an toàn thông tin góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và sự hài lòng của người dân; thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên địa bàn huyện theo chủ trương, lộ trình, hướng dẫn của tỉnh, Huyện ủy và điều kiện thực tế tại huyện.

    Về mục tiêu cụ thể, thứ nhất đối với phát triển chính quyền số UBND cũng đề ra những chỉ tieu cơ bản như: 100% CB,CC,VC cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, xã có tài khoản thư điện tử công vụ tỉnh, thường xuyên đăng nhập sử dụng trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành và thực hiện tốt việc khai thác sử dụng theo quy định; 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% văn bản hành chính (trừ văn bản mật) được gửi nhận bằng văn bản điện tử; 100% CB,CC,VC có chức danh từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên có chữ ký số và thực hiện ký số; 100% cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn huyện; Cổng thông tin điện tử huyện được cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời, thường xuyên đăng bài trên tất cả các lĩnh vực. 100% TTHC được cập nhật mới, sửa đổi, bổ sung trên Hệ thống giải quyết TTHC cấp huyện, cấp xã; 70% TTHC đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình theo quy định tại Nghị định số 42 ngày 24/6/2022 của Chính phủ; Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 60% so với tổng số hồ sơ giải quyết trực tuyến (toàn trình và một phần) được tiếp nhận; Phấn đấu 100% hồ sơ TTHC giữa cơ quan nhà nước trong huyện được thực hiện trực tuyến… 

Đối với phát triển kinh tế số, Phát triển các mô hình, ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí, hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng dân cư; Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ 100% sản phẩm OCOP của huyện trên môi trường mạng, tích hợp thông tin sản phẩm hàng hóa lên sàn thương mại điện tử; 100% CB,CC,VC các cơ quan, đơn vị tiên phong thực hiện thanh toán các dịch vụ thiết yếu (tiền điện, tiền nước sinh hoạt, tiền cước phí viễn thông, ...) bằng hình thức trực tuyến không dùng tiền mặt.

    Đối với phát triển xã hội số, UBND huyện cũng đề ra một số chỉ tiêu trọng tâm như: 100% CB,CC,VC cài đặt và sử dụng ứng dụng “Công dân Sóc Trăng” và ứng dụng “VneID” (tài khoản định danh điện tử mức 2); Phấn đấu 100% CB,CC,VC đăng ký tài khoản nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công tỉnh; 100% CB,CC,VC có tài khoản ngân hàng và sử dụng các ứng dụng thanh toán trực tuyến; phấn đấu 50% người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng “Công dân Sóc Trăng”; trên 50% người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng “VnelD” (tài khoản định danh điện tử mức 2); Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 80%; Duy trì tỷ lệ phủ sóng mạng di động 4G/5G trên địa bàn huyện đạt 100%.

    Với phương châm: “nhận thức" là quyết định, “người dân, doanh nghiệp" là trung tâm, huyện chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như tại các lớp tập huấn, các hội nghị trực tiếp, trực tuyến; trên trang thông tin điện tử, trên hệ thống truyền thanh từ huyện xuống các xã, thị trấn; trên các nền tảng mạng xã hội và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân.

    Qua đánh giá, công tác chuyển đổi số của huyện trong những tháng đầu năm nay đã đạt được những kết quả tích cực. Hoàn thiện hạ tầng thông tin đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, 100% cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) được trang bị máy vi tính kết nối internet băng thông rộng phục vụ thực hiện nhiệm vụ; 100% CB, CC, VC cơ quan Nhà nước từ cấp huyện đến cấp xã có tài khoản mail công vụ (...@soctrang.gov.vn) và tài khoản trên hệ thống Quản lý văn bản điều hành; 100% CB, CC, VC có chức danh từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên có chữ ký số và thực hiện ký số trong hoạt động công vụ. Tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước đạt 100%; tính từ đầu năm đến ngày 30/6/2024 số lượng, tỷ lệ văn bản có ký số gửi liên thông trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành cấp huyện đạt đạt 73,58%; cấp xã: đạt 87,53%; 100% báo cáo định kỳ của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, thực hiện trên Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành; 100% TTHC được cập nhật mới, sửa đổi, bổ sung trên Hệ thống giải quyết TTHC cấp huyện, cấp xã. Trên cơ sở Quyết định công bố của Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện hiện có 280 TTHC và cấp xã có 125 TTHC; Tính đến ngày 30/6/2024, Bộ phận Một cửa huyện tiếp nhận xử lý tổng số 5.196 hồ sơ; cấp xã: 12.857 hồ sơ. Hồ sơ toàn trình và một phần tiếp nhận cấp huyện: 1.790 hồ sơ; cấp xã 7.077 hồ sơ; Hồ sơ nhận trực tuyến cấp huyện: 1.898, đạt 36,97%; cấp xã 6.406, đạt 90,52%. Đồng bộ 100% trạng thái và kết quả xử lý hồ sơ của Hệ thống một cửa điện tử của huyện trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ việc theo dõi, giám sát, đánh giá.

    Về phát triển kinh tế số, 100% cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị tiên phong thực hiện thanh toán các dịch vụ thiết yếu như: điện, nước sinh hoạt, cước phí viễn thông, ... bằng hình thức trực tuyến không dùng tiền mặt để tạo sức lan tỏa, thúc đẩy sự tham gia của người dân. Đồng thời, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ trên môi trường mạng, tích hợp thông tin sản phẩm hàng hóa lên sàn thương mại điện tử. hiện đã có 12/17 sản phẩm tham gia các sàn thương mại điện tử.

    Bên cạnh đó, về phát triển Xã hội số, 100% cán bộ, công chức cài đặt ứng dụng “Công dân Sóc Trăng” và có đăng ký tài khoản sử dụng. 100% cán bộ, công chức cài đặt, đăng ký và kích hoạt sử dụng VnelD mức 2. 100% cán bộ, công chức, viên chức tiên phong đăng ký tài khoản nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công tỉnh, có 80% cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nộp hồ sơ TTHC trực tuyến (khi có phát sinh hồ sơ); trên 90% cán bộ, công chức, viên chức có tài khoản ngân hàng, sử dụng các ứng dụng thanh toán trực tuyến: Agribank E-Mobile Banking; Viettel Money; VNPT Pay,... Cùng với đó, công tác An toàn an ninh mạng và nhân lực số cũng được huyện triẻn khai thực hiện tốt. Huyện đã phối hợp triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ theo quy định tại Nghị định số 85 ngày 01/7/2016 của Chính phủ. Triển khai ứng dụng chữ ký số trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh cho các giao dịch điện tử trên môi trường mạng. Tổng số máy tính cán bộ, công chức có cài đặt phần mềm duyệt virus chiếm trên 90%. Tại huyện và các xã, thị trấn đã phân công công chức, viên chức phụ trách hoặc kiêm nhiệm công tác công nghệ thông tin/chuyển đổi số gồm 12 công chức có trình độ đại học trở lên. 

    Với những việc đã làm và đang làm, có thể thấy, sau nhiều nỗ lực, công tác chuyển đổi số của huyện bước đầu cũng đã có những chuyển biến nhất định. Nhưng do đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ nên vẫn còn nhiều người dân, doanh nghiệp chưa hiểu hết về tầm quan trọng cũng như lợi ích về chuyển đổi số, từ đó làm cho công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện cũng còn những hạn chế nhất định.  

    Vì vậy, để việc chuyển đổi số đạt hiệu quả trong thời gian tới và  những năm tiếp theo, Huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về chuyển đổi số, tuyên truyền về lợi ích của các dịch vụ số mang lại cũng như lộ trình xây dựng chính quyền số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số của huyện trong những năm tới. Triển khai các phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ cho các hệ thống thống thông tin do huyện triển khai. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm chỉ đạo, thực hiện đối với nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số tích cực, hiệu quả; đưa yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm.  

    Ngày nay chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu, mang lại nhiều cơ hội, đồng thời đặt ra nhiều thách thức, tác động mạnh mẽ đến tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Những chuyển biến tích cực trong thời gian qua là tiền đề để tạo đà cho huyện tiếp tục thực hiện các mục tiêu tiếp theo trong hành trình chuyển đổi số thời gian tới, qua đó cũng góp phần ngày càng thực hiện tốt hơn công tác CCHC trên địa bàn huyện.

 
THÔNG BÁO











VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH






SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 521222
Cơ quan chủ quản: HĐND & UBND Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng
Địa Chỉ: Ấp 1, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng
Điện Thoại: 02993 866 332 - Fax: 02993 866 100 - Email: vpubthanhtri@soctrang.gov.vn
Ghi Rõ Nguồn "HĐND & UBND Huyện Thạnh Trị " Khi Phát Hành Lại Thông Tin Từ Website Này.